Để bắt đầu cấu hình một Router ADSL, bạn phải biết hai thông số: địa chỉ IP hiện tại của Router và mật khẩu hiện tại để truy cập Router.
Trường hợp không ai có thể trả lời cho bạn biết hai thông số đó, bạn phải tiến hành khôi phục cấu hình Router về trạng thái xuất xưởng (Reset Factory Default). Cách làm là bạn dùng một chiếc bút có đầu nhỏ, nhấn vào nút Reset phía sau lưng thiết bị rồi giữ yên khoảng 10 giây. Tùy mỗi loại thiết bị, có thể thời gian giữ nút này tăng lên đến 30 giây mới có tác dụng. Cách đơn giản nhất để biết quá trình này được thực hiện thành công là bạn nhìn vào dàn đèn tín hiệu phía mặt trước thiết bị trong lúc thực hiện. Nếu chúng bị tắt hết toàn bộ sau đó sáng lại trong khi bạn đang nhấn nút Reset, thì có nghĩa là bạn đã làm đúng.
Sau đó, bạn có thể tìm thấy hai thông số mặc định này ở mặt dưới Router, hoặc trong tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm thiết bị. Nếu không có, bạn có thể tìm kiếm các thông tin đó trên Internet dựa vào mã hiệu Router.
Kế tiếp, bạn dùng một máy tính, rồi cài đặt cho máy tính này có địa chỉ IP nằm cùng lớp mạng với địa chỉ IP hiện tại của Router. Ví dụ như địa chỉ IP của Router lúc này là 192.168.1.1 thì bạn cài máy tính có địa chỉ 192.168.1.2. Sau đó bạn dùng một trình duyệt web, như Internet Explorer chẳng hạn, rồi gõ vào địa chỉ của Router tại thanh địa chỉ : http://192.168.1.1 .
Bạn sẽ phải nhập vào mật khẩu mặt định của Router rồi nhấn nút Login để vào thực hiện việc cấu hình. Tuy nhiên, giữ nguyên mật khẩu mặc định là một ý tưởng không có gì hay, nếu không muốn nói là rất tệ. Vì chỉ cần ai đó dò tìm thông tin này trên mạng Internet, thì sau đó họ có thể kết nối, xem và thực hiện lại các thay đổi về cấu hình trên Router của bạn một cách dễ dàng. Vì vậy, bước đầu tiên là thay đổi lại mật khẩu này. Nhập mật khẩu cũ trong dòng Old Password, mật khẩu mới trong dòng New Password và nhập lại mật khẩu mới lần nữa trong dòng Retype to confirm rồi nhấnApply để lưu nó lại.
Là một Router, nên nó sẽ là một thiết bị kết nối và chuyển giao các gói tin từ mạng nội bộ bên trong (LAN) ra mạng Internet bên ngoài(WAN). Do đó, hai mục cấu hình không thể thiếu là cấu hình địa chỉ IP cho LAN và WAN. Với phần mạng nội bộ, ta chọn mục LAN Setup rồi xem xét lại địa chỉ IP của Router trong mục TCP/IP. Nếu thao tác đầu tiên của chúng ta trong bước trên là Reset Router về chế độ mặc định, thì giá trị đang tồn tại ở đây chính là địa chỉ IP mặc định đó. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi địa chỉ IP này theo ý thích của mình, nhưng nên nhớ rằng sau khi đổi xong, thì kết nối từ máy tính đến Router sẽ bị gián đoạn, vì địa chỉ IP của chúng đã không còn nằm trong cùng một lớp mạng như ban đầu nữa. Muốn tiếp tục kết nối, ta phải tiến hành cấu hình lại địa chỉ IP cho máy tính theo lớp mạng mới của Router.
Bạn có thể dùng một trong hai cách giải quyết khó khăn này là sử dụng tính năng AnyIP và sử dụng cách cấp địa chỉ IP động DHCP. Khi đánh dấu chọn mục AnyIP là Active, thì bạn có thể dùng bất cứ địa chỉ IP nào để gán cho máy tính thì để kết nối được đến Router mà không phải lo đến vấn đề lớp mạng.
Cách thứ hai, là bạn bật tính năng cấp địa chỉ IP động (DHCP). Khi tính năng này được bật lên, máy tính nào nối vào mạng và chấp nhận lấy địa chỉ IP động sẽ được Router cấp ngay một địa chỉ trong cùng lớp mạng. Như vậy bạn sẽ không còn phải lo lắng đến việc máy tính của mình có địa chỉ khác lớp mạng với Router nữa. Để cấu hình, bạn chọn mục DHCP là Server, địa chỉ đầu tiên trong vùng IP sẽ cấp cho các máy con trong mục Client IP Pool Starting Address, số lượng IP sẽ cấp trong mục Size of Client IP Pool và cuối cùng là hai địa chỉ máy chủ phân giải tên miền trong hai mục Primarry DNS Server và Secondary DNS Server.
Để máy tính có thể nhận được địa chỉ IP động từ Router ADSL, trên máy tính, bạn bấm phải chuột ở mục Local Area Network, chọn Properties. Trong mục Internet Protocol Version 4(TCP/Ipv4), bạn chọn tiếp mục Obtain an IP address automatically. Tiến hành Diable rồiEnable lại mục Local Area Network, máy tính của bạn sẽ tự động nhận được một địa chỉ IP hợp lệ từ máy chủ DHCP.
Nếu muốn một máy tính nào đó vẫn nhận địa chỉ IP động theo kiểu này, nhưng luôn nhận được một địa chỉ IP xác định, chứ không thay đổi như các máy khác, bạn có thể cấu hình mục DHCP trong Router thêm phần Static DHCP. Trong phần đó, bạn sẽ nhập vào địa chỉ MAC của máy tính cần IP xác định trong phần MAC Address, còn địa chỉ cố định thì nằm trong mục IP Address. Bạn có thể cấp tối đa 10 địa chỉ IP kiểu này cho 10 máy tính xác định thông qua địa chỉ MAC của chúng.
Phần quan trọng thứ hai là cấu hình kết nối WAN, tức là kết nối mạng diện rộng đến nhà cung cấp dịch vụ ADSL. Các tham số chung sẽ là tên của nhà cung cấp dịch vụ trong mục Name, chuẩn đóng gói dữ liệu trong mục Encapsulation, định danh mạng ảo qua hai giá trị VPI/VCI. Các thông số này, bạn sẽ được nhà cung cáp dịch vụ ADSL thông báo khi ký kết hợp đồng lắp đặt. Hiện nay hai thông số VPI/VCI này của mạng ADSL FPT là 0/33, còn các mạng khác là 8/35.
Một thông số khác cũng khá quan trọng trong phần này là mục Mode. Thông số này xác định cách bạn dùng thiết bị Router của mình theo cách nào, trong đó nếu chọn Routing nghĩa là bạn dùng thiết bị của mình như một Router ADSL, trong khi nếu chọn Bridge, thì bạn sẽ dùng thiết bị như một chiếc modem, và như vậy trên máy tính phải tạo một kết nối đến modem này theo dạng thức PPPoE qua đường dây mạng.
Và chắc chắn là bạn sẽ không thể bỏ qua phần thông tin đăng nhập vào mạng ADSL mang tênLogin Information. Trong phần này, Service Name, tức tên của dịch vụ bạn có thể đặt khá tùy ý, nhưng phần tên (User Name) và mật khẩu (Password) thì bạn phải nhập thật chính xác đến từng ký tự một theo hợp đồng đã ký với nhà cung cấp. Phần IP Address, tức là địa chỉ IP của vùng mạng WAN kết nối ra Internet, bạn có hai lựa chọn. Hầu hết người dùng ADSL sẽ được nhà cung cấp dịch vụ cấp cho một địa chỉ IP động, thay đổi liên tục mỗi lần kết nối vào hệ thống, nên bạn phải đánh dấu chọn mục Obtain an IP Address Automatically. Trường hợp bạn đăng ký một gói dịch vụ ADSL cao cấp, được phép dùng địa chỉ IP cố định, bạn sẽ chọn mục Static IP Address rồi gõ địa chỉ IP được cấp vào ô bên dưới.
Như thế là bạn có thể làm cho mọi máy tính trong công ty hay trong gia đình kết nối vào Internet để sử dụng các dịch vụ như Web, Chat, FTP .... Vì vậy, nếu bạn lo lắng việc các thành viên bé nhỏ trong gia đình truy cập vào các trang web có nội dung bẩn, bạn nên cấu hình thêm bộ lọc từ khóa nội dung mang tên Content Filter – Keyword. Để thêm một từ khóa nhạy cảm vào danh sách, bạn nhập nó vào thanh Keyword ở dưới cùng, rồi bấm vào nút Add Keyword. Từ khóa sẽ được đưa vào danh sách phía trên ngay lập tức, nhưng bạn vẫn có thể loại bớt một một từ trong đó bằng nútDelete, hoặc xóa cả danh sách bằng nút Clear All.
Tuy đã có danh sách từ khóa dùng để lọc web bẩn, nhưng muốn nó được kích hoạt, bạn còn phải thực hiện thêm việc cấu hình trong mục thời biểu khóa nội dung (Content Filter – Schedule). Nếu muốn khóa tất cả các ngày trong tuần, bạn chọn mục Everyday, còn nếu chỉ cần khóa một vài ngày, thì bạn đánh dấu vào các hộp chọn tương ứng từ Sun... Sat. Tương tự với tham số thời gian, bạn cũng có thể chọn khóa cả ngày 24/24 giờ (All day), hoặc bạn có thể gõ vào thời điểm bắt đầu khóa trong ngày (Start) cho đến thời gian ngừng việc khóa (End). Lưu ý rằng hai thời điểm này phải được xác định theo định dạng thời gian 24h.
Và phần cuối cùng trong việc cấu hình Router ADSL chính là việc kiểm soát truy cập vào thiết bị này. Dù rằng bạn đã cài đặt mật khẩu để bảo vệ, thế nhưng mật khẩu này rất dễ bị đánh cắp. Do đó, bạn cần cài đặt thêm bộ lọc để giới hạn thêm các hình thức truy cập từ xa vào Router thông qua Internet, sao cho bạn vẫn sử dụng Router một cách linh hoạt nhưng vẫn an toàn khi có kẻ muốn quấy phá. Ba cách kết nối vào router để cấu hình thông dụng nhất là thông qua giao thức Telnet, FTP, và Web. Với mỗi hình thức, bạn có thể chọn trạng thái cho phép truy cập (Access Status) là chỉ được phép truy cập từ mạng nội bộ (LAN only), chỉ được phép truy cập từ xa qua mạng Internet(WAN only), hay bất kỳ từ đâu cũng được (All). Bạn cũng được quyền thay đổi cổng giao tiếp dịch vụ mặc định của giao thức đó, ví dụ như kết nối vào web cấu hình thiết bị bằng cổng 8192 thay cho 80, Telnet bằng cổng 2345 thay cho cổng 23 mặc định...
Các thao tác cấu hình trong bài này được thể hiện dựa trên Router ADSL Zyxel 2602HW. Các loại Router nhãn hiệu khác có thể có các tên mục cấu hình khác biệt một tí, tuy nhiên về mặt cấu trúc thì cũng tương tự như các bước trên.
Đăng nhận xét